Mực in và cách pha màu trong in offset

Công nghệ in offset được xem là phổ biến nhất hiện nay dùng cho mục đích công nghiệp. Cho tốc độ in nhanh có thể lên tới 10.000 tờ mỗi giờ. Tuy nhiên thời gian setup khá lâu vì phải thiết kế, chế tạo bản kẽm, pha mực, kiểm tra… Nó được xem là tối ưu nhất để in các loại bao bì, hộp giấy, túi giấy, ấn phẩm văn phòng… Công nghệ in offset vẫn chung thủy với hệ in đó là CMYK đó là hệ in 4 màu C là CYAN (màu xanh), M là MAGENTA(màu đỏ sen), Y là YELLOW(màu vàng), K là BLACK (màu đen).  Trong file thiết kế từ các phần mềm thường sử dụng hệ màu rgb phải chuyển đổi qua CMYK trước khi xuất file.

Mực in và cách pha màu trong in offset

Từ 4 màu này mà chúng ta có thể pha màu trên bảng thiết kế của mình. Tùy theo mật độ tram điểm ảnh, điểm màu chiếm bao nhiêu % từ 0 đến 100.

Từ đó chúng ta sẽ có được những màu sắc giống như mình muốn.

Câu hỏi đặt ra làm sao từ 4 màu CMYK làm sao để pha được màu xanh lá đậm, màu xanh tím, màu đỏ cờ, màu nâu, thậm chí màu đổ bóng đậm nhạt khác nhau.

Người thợ in offset thường có một kính soi tram thì sẽ nhìn thấy những điểm ảnh.

Pha màu xanh lá đậm (GREEN)

Có 2 cách pha màu tùy theo người thợ in chọn là sẽ pha mực trước hay bản thiết kế đó sẽ chồng màu trên file và xuất film.

Sau đó lên máy in offset cho 4 màu chạy chồng lên nhau. Theo mắt mình nhìn thấy thì màu GREEN này sẽ được pha từ 100% YELLOW và 100% CYAN.

Thử trên một tờ giấy trắng đục cho màu yellow và màu cyan tỷ lệ bằng nhau, phải dùng cân điện tử để cân cho chính xác tỷ lệ % các màu pha. Sau đó hòa tan hoàn toàn 2 màu với nhau sẽ tự động đổi thành màu greeen.

Theo mình biết nguyên tắc pha màu này trong tất cả những người thợ in, thợ thiết kế, họa sỹ nào cũng nắm được.

Khi in offset tỷ lệ mực in trên giấy rất mỏng chỉ khoảng vài micromet thôi. Vì thế dùng 2 tờ giấy couche chấm một ít mực vừa pha rồi chập lại với nhau.

Khi thấy mực trên tờ giấy gần giống mẫu in thì tiếp tục dùng dao tán nhuyễn mực in và cho lên máy in offset để chạy.

Và khi chạy xong họ lại kiểm tra thêm một lần nữa độ đậm nhạt như thế nào để điều chỉnh tiếp cho đúng với bài in mà khách yêu cầu.

Lưu ý: mỗi một màu sắc đều có thông số riêng, một tọa độ riêng. Trên đây chỉ là cách pha bằng mắt có độ sai lệch cao. Để có màu sắc sau in chân thực, đẹp nhất cần nhiều kỹ thuật, máy móc và thợ lành nghề. Có rất nhiều trường hợp khách phàn nàn về việc màu sắc sau in quá tối hoặc quá sáng so với họ yêu cầu.

Kết luận:

Thợ in offset là một nghề hot với mức lương rất cao. Công việc chính là điều chỉnh màu sắc, pha màu sau cho giống nhất với file thiết kế hoặc mẫu mà khách yêu cầu.

Hầu như không có ai chỉ bạn các kỹ thuật này. Chỉ có cách phải thông minh, sáng tạo và thực hành thật nhiều. Nghề in offset đang rất cần nhân lực giỏi do ứng dụng thực tế đa dạng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *